039 35 39 399

“Giấc ngủ ngon” – Quan trọng như thế nào đối với Người lớn tuổi

1. Cần làm gì để có giấc ngủ ngon?

Giấc ngủ ngon (ngủ sâu, không thức giấc, không có ác mộng…) là một phần cơ bản của cuộc sống khỏe mạnh, giúp cho mọi hoạt động của cơ thể và trạng thái tinh thần được cải thiện.

  • Bởi vì, giấc ngủ sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục sức lực đã mất, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não
  • Làm cho tinh thần ôn hòa, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ,
  • Nâng cao hiệu suất trong công việc
  • Giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, loại trừ sự căng thẳng thần kinh (stress), giúp tăng cường khả năng tập trung trí nhớ.
  • Giấc ngủ sẽ tạo nên sự hồ hởi, phấn chấn làm quên đi sự mệt mỏi hoặc sự đau đớn của bệnh tật.
  • Đặc biệt, thể hiện rõ ở những người tuy tuổi đã cao nhưng vẫn thường xuyên phải lao động trí óc, căng thẳng (những nhà nghiên cứu, nhà khoa học).

Kết quả hình ảnh cho giấc ngủ đối với người già

Nếu thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn, suy nhược thần kinh (dễ cau có, nổi nóng, khó kiềm chế bản thân) và có thể tạo điều kiện cho bệnh tật xuất hiện hoặc tái xuất hiện. Thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến nồng độ các hoóc-môn trong cơ thể làm xuất hiện bệnh tật (rối loạn nồng độ hoóc-môn tuyến giáp trong máu, có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp).

>>> Viên uống Cải thiện giấc ngủ, giảm Stress Saffron Extra

VIÊN UỐNG GIẢM STRESS SAFFRON EXTRA

   2. Những thay đổi trong giấc ngủ ở người lớn tuổi.

Đó là những thay đổi về thời biểu và chất lượng giấc ngủ như trằn trọc khó vô giấc ngủ, thức sớm, thức nhiều lần trong đêm và giảm toàn bộ giấc ngủ. Giấc ngủ được chia làm 4 giai đoạn, người lớn tuổi mất nhiều thời gian cho giai đoạn 1 và 2, ít thời gian cho giai đoạn 3 và 4 (giai đoạn ngủ sâu). Mặt khác giấc ngủ REM giảm làm cho giấc ngủ bị “gãy đoạn”, do đó khó vô lại giấc ngủ giữa các giai đoạn và tạo ra tình trạng mệt mỏi toàn thân.

Kết quả hình ảnh cho giấc ngủ đối với người già

Tình trạng này làm người lớn tuổi có cảm giác mau mệt và mệt vào lúc chiều tối và như vậy gây giảm hiệu quả thời gian ngủ và thường thức dậy sớm.

Có tới 65 % bệnh nhân trầm cảm, 61 % bệnh nhân có cơn lo lâu (tới mức hoảng loạn) và 41 % bệnh nhân lo âu lan tỏa bị mất ngủ. Bệnh nhân bị stress sau sang chấn thường gián đoạn giấc ngủ do ác mộng. Ở người lớn tuổi, những chẩn đoán trên dễ bị bỏ qua và do đó không được điều trị bài bản.

Các thay đổi về giấc ngủ ở người lớn tuổi xảy ra ngay cả khi các biểu hiện trầm cảm và sa sút tâm thần chưa rõ rệt.

3. Làm gì để có giấc ngủ ngon?

Muốn có giấc ngủ tốt, người lớn tuổi nên có tập luyện để thành thói quen tốt, đặc biệt ở người luôn có rối loạn giấc ngủ với nhiều lý do khác nhau. Vì vậy, người lớn tuổi trong mỗi một ngày nên ngủ đủ thời gian (khoảng từ 7 – 8 tiếng đồng hồ là tốt nhất, bao gồm cả giấc ngủ trưa ngắn). Nên có thói quen đi ngủ đúng giờ (cả ngủ trưa và ngủ buổi tối) và thức dậy đúng theo một thời gian cố định

Việc làm này sẽ làm tăng cường thêm chức năng sinh học và có thể giúp người lớn tuổi dễ ngủ hơn vào ban đêm (ngay cả người trẻ tuổi).

Để có giấc ngủ tốt, bên cạnh đó cần quan tâm đến các yếu tố liên quan như: phòng ngủ thoáng, mát, hạn chế ánh sáng đến mức tối đa (dùng đèn ngủ có độ chiếu sáng thấp nhất có thể), giường ngủ sạch sẽ, chăn, ga, gối đệm thích hợp (ga mềm mại, đệm có độ cứng thích hợp với từng người).

Phòng ngủ của người lớn tuổi nên bố trí ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại, thoáng nhưng tránh gió lùa. Mùa lạnh, rét cần có chăn, đệm đủ ấm để tránh lạnh ảnh hưởng đến giấc ngủ và còn liên quan đến sức khỏe của những người mang trong mình bệnh tật, bưởi vì, nếu cảm lạnh thì rất nguy hiểm (bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…).

  • Không nên đi ngủ khi bụng đói (không được bỏ bữa, nhất là bữa tối) và càng không nên ăn quá no trước khi đi ngủ tối. Với người lớn tuổi thì nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu để tránh rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, ậm ạch) gây mất ngủ

Hình ảnh có liên quan

  • Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ gây đi tiểu đêm ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ.
  • Người lớn tuổi cũng cần hạn chế đến mức tối đa hoặc tốt nhất là kiêng hẳn rượu, bia, cà phê, trà đặc, thuốc lá trước khi đi ngủ tối.
  • Cần tích cực cải thiện các bệnh mãn tính, đặc biệt là các bệnh hay gây sự về đêm (bệnh dạ dày, đại tràng, bệnh hen suyễn, khí phế thũng, giãn phế quản, dị dứng…).
  • Ngoài ra để có giấc ngủ tốt, người lớn tuổi nên vận động cơ thể một cách thường xuyên bằng các hình thức thuận lợi nhất cho mỗi một người (đi bộ, chơi cầu lông, thể dục dưỡng sinh…).

Hình ảnh có liên quan

>> Viên uống Cải thiện giấc ngủ, giảm Stress Saffron Extra

VIÊN UỐNG GIẢM STRESS SAFFRON EXTRA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *